Tâm Nguyên Media
Nguyên
30/06/22
Lượt xem: 255 lượt xem
0
5/5 - (1 bình chọn)

Tôi đoán bạn sẽ khá mơ hồ khi thử tìm kiếm Google Inbound Marketing. Và kết quả nó sẽ cho ra là “Tiếp thị hướng nội”. Thực ra, mấy tháng trước nó còn dịch Inbound Marketing là “Tiếp thị trong bao” nữa cơ!

Đa phần, mọi người sẽ nghĩ Inbound Marketing là một thuật ngữ bí ẩn nào đó. Đọc không hiểu, rồi thoát khỏi bài viết. Rồi thì họ cũng đánh rơi cơ hội được hiểu về phương pháp marketing hiệu quả cực kì thú vị này.

Bạn sẽ khác họ chứ? Ở lại đây, tôi sẽ giúp bạn hiểu ngay về Inbound Marketing đơn giản nhất trong 10 phút tới đây. Sẵn sàng chưa? Thắt chặt dây an toàn và khởi hành nào.

Đầu tiên, hãy đến với khái niệm Inbound Marketing là gì trước đã…

Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là gì?

Khái niệm Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là một chiến lược gồm nhiều hoạt động marketing trên các channel được chọn lọc, có chủ ý. Theo phương pháp thu hút, dẫn dắt chuyển đổi nhằm đạt mục tiêu phát triển doanh thu, thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp trên internet.

Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là gì?

Dù bạn có là doanh nghiệp lớn hay chỉ là doanh nghiệp nhỏ. Thì Inbound Marketing cũng có thể giúp bạn tăng trưởng gấp 10 lần trên các khía cạnh:

  • Lượt truy cập vào website (traffic)
  • Biến đổi traffic thành lead khách hàng tiềm năng
  • Phát triển doanh số bán hàng
  • Tăng cường sự yêu mến & độ trung thành với thương hiệu.

Đặc biệt, với mức chi phí đầu tư vào Marketing tiết kiệm khiến bạn ngỡ ngàng. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu chi tiết, các bạn cần có kiến thức cơ bản về Outbound Marketing – một cách làm marketing trái ngược với inbound

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là những gì mà mọi người hay nghĩ đến khi bạn nói mình làm marketing. Nó bao gồm các hình thức tiếp thị khá truyền thống như:

  • Đặt biển quảng cáo billboards
  • Gửi email bán hàng hàng loạt cho tệp email data mua trên internet
  • In ấn catalogues rồi phân phát
  • Quảng cáo trên radio, tivi.
  • Cold Calling: các cuộc gọi tiếp thị bán hàng đến list data mua từ đâu đó…

Nhằm mục đích cố gắng gây sự chú ý đến khách hàng, và nài nỉ họ hãy mua hàng đi!

Sự khác nhau giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing.

Nhược điểm của Outbound Marketing

  • Không hướng đến hành vi tìm kiếm thông tin của khách hàng hiện đại
  • Quảng cáo đại chúng, diện rộng, khó nhắm mục tiêu cụ thể
  • Khó phân tích kết quả, dữ liệu vì khó kết nối dữ liệu từ các kênh khác nhau.

Đó là tôi chưa đề cập đến chi phí Marketing Outbound quá đắt đỏ. Bạn cần một khoảng đầu tư lớn trước nhưng chưa biết lợi nhuận về sau đầu tư là bao nhiêu.

Chi phí cho mỗi lead của Outbound Marketing cao hơn 61% so với Inbound Marketing

Bản chất outbound có thể xem là “vô cảm”, không tập trung vào phân tích hành vi/ insight khách hàng. Dẫn đến spam nhiều, khiến nó không thể nhắm vào phân khúc thị trường đặc trưng. Tất cả những điều trên là lí do tại sao outbound đang phải đấu tranh để thích nghi trong thế kỷ 21 này.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá nhanh kết luận Outbound Marketing là một phương pháp không hiệu quả. Thật sự, công ty bạn có thể sử dụng chiến lược theo hướng outbound kết hợp thông minh với inbound. Điều đó vẫn thành công hơn những công ty chỉ sử dụng mỗi inbound.

Chúng tôi hay gọi vui đó là “All-bound”.

Sự khác biệt của Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing không giống cách làm marketing truyền thống như trên, cố gắng cắt ngang sự chú ý càng nhiều người càng tốt, càng nhiều nơi càng tốt.

Marketing Inbound là một trong những chiến lược Digital Marketing giúp bạn thu hút khách hàng bằng các thông tin nội dung hữu ích, có chiều sâu. Giúp khách hàng của bạn hiểu rõ các thông tin họ đang tìm kiếm trước khi quyết định mua hàng.

Từ đó, giúp bạn trở nên được yêu mến và được tin tưởng bởi tệp khách hàng mục tiêu.

Với outbound, doanh nghiệp của bạn sẽ bắt chuyện với những khách hàng tiềm năng trước. Còn với Inbound Marketing, hoàn toàn ngược lại, khách hàng tìm kiếm thông tin, bị thu hút và liên hệ với bạn trước tiên.

Sự trái ngược đơn giản này thay đổi hoàn toàn quy trình bán hàng cũ. Bạn biết gì về những người ở đầu dây bên kia điện thoại? Và bằng cách nào để bạn lên kế hoạch chuyển đổi họ thành khách mua hàng?

Có thể thấy, inbound rất thành công trong những năm gần đây đó là vì …

Khi ai đó có những thắc mắc hoặc quan tâm điều gì, “Search Google” sẽ là hành động đầu tiên họ nghĩ ra.

“Search Google” sẽ là hành động đầu tiên họ nghĩ ra khi thắc mắc về điều gì đó.
“Search Google” sẽ là hành động đầu tiên họ nghĩ ra khi thắc mắc về điều gì đó.

Do vậy, Tỉ lệ CTR (click through rate)– Đối với các quảng cáo hiển thị trực tuyến (Banner cột dọc bên phải trên các trang báo) giảm đột ngột xuống chỉ còn dưới 0,07%. Vì thực tế 86% người dùng internet dường như đều phớt lờ banner quảng cáo, hiện tượng này còn gọi là “banner blindness”

Đa số mọi người đều vô thức lơ banner quảng cáo vì chúng thường “khá phiền” hoặc “không liên quan”. Và còn nữa…Trên thế giới hiện có đến 380 triệu thiết bị di động cài đặt công cụ chặn quảng cáo.

Trước những thách thức này, bạn cần 1 chiến lượt Marketing mới mẻ hơn để tăng trưởng thương hiệu & tài chính bền vững hiệu quả lại tiết kiệm.

Làm thế nào Inbound giúp doanh nghiệp biến người lạ thành khách hàng?

Làm Inbound Marketing không dễ dàng! Một chiến dịch inbound có thể:

  • Bao gồm nhiều kênh truyền thông (channel) và các loại nội dung khác nhau hấp dẫn, thu hút khách hàng nhu cầu mua hàng cao vào website của bạn.
  • Sau đó, bạn sẽ tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp đủ các giải pháp phù hợp. Rồi thuyết phục khách hàng tiềm năng chấp nhận lời đề xuất của bạn theo chính xác những gì họ đang tìm kiếm trên Google.
  • Cuối cùng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ làm cho khách hàng của bạn hài lòng để họ tiếp tục quay lại công ty bạn .

Đó là cách phá vỡ sự lạnh nhạt ban đầu để bắt đầu trò chuyện. Bạn chứng tỏ bản thân là một nơi uy tín, tin cậy để khách hàng chuyển đổi sang mua hàng.

Lúc này, cả đội ngũ marketing, sales, và chăm sóc khách hàng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để inbound phát huy hiệu quả tốt nhất.

Nguyên lý Fly Wheel – Hubspot
Nguyên lý Fly Wheel – Hubspot

Hubspot – Đơn vị top đầu cung cấp nền tảng, công cụ và kiến thức về Inbound Marketing gọi đây là nguyên lí Flywheel.

Ba phân đoạn chính trong trường phái Inbound

Với nội dung TNBiz cung cấp bạn có thể định nghĩa được Inbound Marketing là gì. Nhưng nếu muốn thực thi được một chiến lược Inbound Marketing xuyên suốt từ giai đoạn thu hút khách hàng đến khi họ thực hiện chuyển đổi, thì đây không phải là điều dễ dàng. Trong từng giai đoạn, bạn cần biết nên sử dụng công cụ nào, phối hợp ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ba phân đoạn chính trong trường phái Inbound Marketing

Phân đoạn 1: Attract – Thu hút Sự Chú ý

Thu hút ở đây không phải cứ tiếp cận càng nhiều người càng tốt, với Inbound Marketing chỉ cần thu thút đúng đối tượng, đúng nhóm người có nhu cầu và có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng là thành công. Mặc khác, thu hút cũng không nhất thiết phải chen ngang vào giữa quá trình của người dùng, mà chỉ cần xuất hiện đúng lúc họ cần.

GOBRANDING lý giải điều này để bạn phân biệt được giữa thu hút và cố tình gây sự chú ý là hoàn toàn khác nhau.

Lúc này muốn thu hút được đúng đối tượng khách hàng bạn cần “chạm được điểm đau” của họ (xuất hiện khi khách hàng cần), sau đó “xoa dịu và chữa lành” nó (cung cấp thông tin có giá trị). Để làm được điều này, bạn cần có chiến lược xây dựng nội dung và quảng bá đúng đắn qua các hoạt động dưới đây.

Content Marketing: trong mọi chiến dịch Marketing nội dung luôn là yếu tố cốt lõi, và trong Inbound Marketing nó cũng không ngoại lệ. Nội dung có thể chia thành nhiều loại (mô tả sản phẩm, chăm sóc khách hàng, cung cấp thông tin…), nhưng dù ở hình thức nào thì trong Inbound Marketing bạn cũng phải đảm bảo nội dung đáp ứng được nhu cầu của người dùng, giải đáp được những truy vấn của họ.

Do đó muốn làm Inbound Marketing tốt, thì ngoài những nội dung cơ bản về sản phẩm, dịch vụ, website của bạn nên có mục blog để “làm giàu” mọi thông tin liên quan đến lĩnh vực của mình. Sau đó, sử dụng những nội dung này để thu hút truy cập từ những khách hàng quan tâm.

SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): Tiếp theo, khi website đã có nội dung bạn cần tiến hành tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, để khách hàng có thể tìm thấy thông tin của bạn khi họ cần. Đây là cách để website của bạn trở nên nổi bật trước hàng ngàn website khác, để thông tin của bạn tiếp cận và thu hút đúng khách hàng có nhu cầu. Ngoài ra, SEO còn giúp bạn hạn chế việc lãng phí tiền, bạc đối với những khách hàng ảo, mang lại hiệu quả bền vững và lâu dài.

Quảng cáo Google search: Vào năm 2010 các chuyên gia tại HubSpot cho rằng các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trả tiền là một phương pháp thuộc Outbound Marketing, vì nó làm lãng phí chi phí. Tuy nhiên, đến năm 2015 họ đã thay đổi quan điểm và bắt đầu kết hợp quảng cáo Google Search với các chiến lược tiếp thị khác (Content Marketing, SEO,…) để tạo ra khách hàng tiềm năng với chi phí tối ưu hơn.

Cho nên đến thời điểm hiện tại, quảng cáo tìm kiếm trên Google là một trong những phương pháp thuộc Inbound Marketing. Nếu biết kết hợp và sử dụng đúng chiến lược, nó sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được khách hàng đang có nhu cầu đúng thời điểm, đưa khách hàng tham gia vào hành trình mua hàng của doanh nghiệp.

Social Media: Bạn không thể bỏ qua kênh Marketing tiềm năng này khi làm Inbound Marketing. Các phương tiện truyền thông không chỉ giúp tăng lượng truy cập đến website, mà còn là kênh để khách hàng theo dõi các thông tin của doanh nghiệp, tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nội dung trên website để đăng tải trên các kênh mạng xã hội, nhằm tạo ra các backlink chất lượng, hỗ trợ quá trình SEO hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn thu hút này, để hấp dẫn được đúng khách hàng tiềm năng bạn cần lấy nội dung làm yếu tố cốt lõi, sau đó kết hợp với SEO và các kênh mạng xã hội khác để tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập của khách hàng đến website.

Phân đoạn 2: Engage – Kết nối, tương tác, nuôi dưỡng tệp khách hàng tiềm năng chuyển đổi tốt nhất

Đây là giai đoạn xây dựng mối quan hệ thân thiết chứ không chỉ chăm chăm “chốt sale” với khách hàng nhé. Hãy để khách hàng tiềm năng của bạn dễ dàng gắn kết với sản phẩm và tăng khả năng mua chúng một cách tự nhiên.

2 Mục tiêu chính trong giai đoạn Tương tác này:

  • Tăng tương tác: Duy trì sự ưu thích bạn sau giai đoạn thu hút bằng các công cụ chatbot, email, live chat, hoặc messaging apps. Thực hiện các Webinar hướng dẫn, chỉ dẫn khách hàng giải quyết vấn đề họ đang gặp cũng là cách tăng sự tương tác.
  • Thúc đẩy chuyển đổi: Tăng sự hứng thú, mong muôn sử dụng sản phẩm demo, dùng thử để cảm nhận sản phẩm của công ty bạn trong tương lại gần với các hoạt động:

Call-To-Action (Khuyến khích hành động)

Gắn kết những người truy cập vào website bằng cách phải khuyến khích họ hành động (action). Call-to-action là những nút hoặc liên kết khuyến khích những người truy cập thực hiện hành động, ví dụ như là “Tải tài liệu miễn phí” hoặc “Đăng kí tham gia Webinar”. Nếu bạn không tạo ra được hành động hoặc hành động không đủ hấp dẫn và thu hút, bạn sẽ không thể nào biến người dùng trở thành khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Giả sử Mai tìm được một bài viết blog trên website của bạn về 5 cách đơn giản giảm stress hàng ngày. CTA của bài viết có thể là đề xuất xem bộ video miễn phí về cách tạo tư thế yoga tốt nhất để giảm stress.

CTA cần khẩn trương, có giá trị và quan trọng nhất là phải liên quan để thôi thúc người dùng hành động nhưng không quá phức tạp. Nút CTA được chèn vào cuối nội dung bài viết, ở phía bên phải khi bạn nêu xong thông điệp. Tuy nhiên bạn có thể chèn nhiều CTA xuyên suốt content, đặc biệt content dài.

Landing Pages (Trang đích)

Các CTA tập trung vào content thường xuyên đưa khách hàng tiềm năng đến một trang landing page. Landing Page là trang tách rời chủ yếu thuyết phục người dùng điền thông tin vào form (chuyển đổi) để cung cấp content dài hơn và có lẽ liên quan đến sở thích hơn so với content gốc mang lại cho họ.

Landing Page nên tiếp tục đưa ra thông điệp cho CTA của bạn. Nên gợi mở cho người truy cập xem trước nội dung nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin. Landing Page luôn ở cố định so với phần còn lại của website.

Nó nên:

  • Đơn giản
  • Gọn gàng
  • Thiết kế bắt mắt

Điều này sẽ giúp giảm sự xao nhãng để người dùng tập trung vào lời đề xuất trước đó.

Mục đích của Landing Page là nắm giữ thông tin liên hệ của người dùng để trao đổi bằng content. Ta thường gọi là lead – Thông tin đối tượng mục tiêu.

Forms (Biểu mẫu điền thông tin)

Thông tin này được lưu giữ thông qua phần thứ 3: Form thông tin. Để nhận nội dung, người dùng phải cung cấp thông tin như tên, email. Yêu cầu thông tin liên hệ của người dùng bởi vì bạn đang áp dụng nguyên tắc tâm lý đơn giản: Đáp lại. Mọi người thường xuyên cho bạn thông tin khi họ cảm thấy họ có thể nhận lại được gì đó.

Giống như CTA và Landing Page, form thông tin cần được thiết kế thu hút và chất lượng. Và chứa đầy đủ thông tin hữu ích để tối đa cơ hội chuyển đổi, form thông tin của bạn phải được đặt phía trên, dễ nhìn thấy của trang. Tốt nhất nên có tiêu đề, nút lệnh thể hiện chính xác những gì người dùng muốn nhận. Ví dụ như: “Nhận ebook miễn phí” hay “Hiển thị video”, “Gửi tài liệu vào mail cho tôi”, …

Phân đoạn 3: Delight – Cung cấp trải nghiệm vượt kì vọng

Từ những Lead đã để lại thông tin trong giai đoạn 2, bạn sẽ phân loại xem khách hàng của mình đang ở trong giai đoạn nào của quá trình mua hàng để thực hiện các hoạt động Inbound Marketing hợp lý nhất. Bằng cách kiểm tra xem khách hàng của mình đã thực hiện chuyển đổi ở đâu trong quá trình mua hàng, bạn sẽ có những chiến lược chốt sale và chăm sóc phù hợp.

Chiến lược chốt sale

Với những khách hàng đã để lại đầy đủ thông tin liên hệ như tên, số điện thoại, địa chỉ email,… tại form đăng ký tư vấn hoặc trên các kênh social, bạn có thể bắt đầu triển khai chiến lược chốt sale ngay tại giai đoạn này.

– Liên hệ để tư vấn trực tiếp: những thông tin thu thập được bạn sẽ chuyển về cho bộ phận Sale để họ liên hệ tư vấn trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ, thuyết phục họ mua hàng.

Tuy nhiên không phải 100% Lead trong nhóm này đều chuyển thành khách hàng, cho nên bạn cần có một hệ thống CRM để giúp các nhân viên theo dõi và quản lý được từng giai đoạn cần khai thác của khách hàng. Sau khi đã tư vấn về dịch vụ bạn có thể phân nhóm Lead thành những loại sau:

+ Lead đã chuyển đổi thành khách hàng: bạn chuyển sang giai đoạn chăm sóc khách hàng.

+ Lead có nhu cầu nhưng vẫn muốn “dạo quanh website”: cung cấp thêm các ưu đãi, chương trình khuyến mãi.

+ Lead chưa thể chuyển đổi thành khách hàng: chuyển sang giai đoạn nuôi dưỡng khách hàng.

– Cung cấp một chương trình khuyến mãi: tung ra chương trình khuyến mãi đủ hấp dẫn, đúng thời điểm giúp doanh nghiệp tăng cơ hội chốt đơn thành công, thúc đẩy các Lead ở gần cuối kênh bán hàng thực hiện chuyển đổi.

Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng

Nhóm khách hàng cần nuôi dưỡng lâu dài bao gồm: khách hàng để lại thông tin ngoài mục đích mua hàng (đăng ký nhận tài liệu miễn phí, đăng ký nhận thông tin, đăng ký tham gia hội thảo,…) và khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt sale. Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng được thực hiện qua các kênh như:

– Tự động hóa Marketing: thay vì phải gửi thủ công đến từng Lead đăng ký nhận tài liệu miễn phí, bạn có thể sử dụng các phân mền tự động hóa Email Marketing để khi có khách hàng đăng ký sẽ tự động gửi tài liệu đến họ. Hay cài đặt các phần mềm trả lời tự động như chatbot, tawk.to,… trên website.

– Email Marketing: lên kế hoạch gửi Email Marketing đến những khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt sale, và những khách hàng đăng ký email nhận thông tin nhằm mục đích nuôi dưỡng và xây dựng lòng tin một cách từ từ. Bên cạnh đảm bảo nội dung bên trong email chất lượng, phù hợp, bạn cũng nên tạo tiêu đề, mô tả của email thật hấp dẫn để thu hút lượt click.

Email Marketing trong chiến dịch inbound.
Email Marketing trong chiến dịch inbound.

– Social Media: Tiếp tục tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội trong giai đoạn này để truyền tải thông điệp, nội dung đến khách hàng cũng là một cách nuôi dưỡng hiệu quả.

Chiến lược chăm sóc khách hàng

Social Media trong chiến dịch inbound.

Trong Inbound Marketing, chăm sóc khách hàng là một việc làm cần thiết và bắt buộc phải có. Bởi sau khi các Lead chuyển đổi thành khách hàng, họ vẫn chưa dừng lại ở việc chỉ sử dụng sản phẩm của bạn, mà còn đưa ra phản hồi và cảm nhận. Điều này tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của những người dùng phía sau.

Cho nên, quá trình chăm sóc khách hàng chính là việc nâng cao sự hài lòng của khách đối với các sản phẩm, dịch vụ của công ty:

– Chính sách miễn phí vận chuyển, cam kết bảo hành.

– Chính sách hoàn phí.

– Ưu đãi cho khách hàng vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ,…

– Hỗ trợ khách hàng 24/7.

– ….

Doanh nghiệp nên phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing như thế nào?

Mặc dù Inbound Marketing mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn Outbound Marketing, nhưng bạn không nên loại bỏ hoàn toàn phương pháp Marketing này. Thay vào đó, bạn hãy kết hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing lại với nhau.

Bởi ở mỗi phương pháp sẽ có những thế mạnh riêng: Outbound Marketing giúp tiếp cận khách hàng trên diện rộng, tăng nhận thức cao hơn về thương hiệu; Inbound Marketing lại chọn lọc và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Vì vậy khi phối hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing với nhau sẽ tạo ra sự cộng hưởng tối đa.

Phân phối nội dung trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing

Nội dung bạn sáng tạo trên website cực kỳ hấp dẫn và thu hút, nhưng nếu không ai đọc được thì cũng chẳng có giá trị gì. Cho nên bạn cần có chiến lược phân phối nội dung phù hợp để quảng bá đến khách hàng tiềm năng.

Nội dung bạn sáng tạo trên website
Nội dung bạn sáng tạo trên website hợp lý

 

SEO (một hình thức của Inbound Marketing) là cách giúp bạn truyền tải nội dung đến đúng khách hàng mình mong muốn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp website bạn chưa đủ mạnh để giúp nội dung lên top, hay bài viết của bạn hấp dẫn nhưng lại không chứa từ khóa để làm SEO,… thì lúc này cần kết hợp với Outbound Marketing để nội dung được nhiều người biết đến hơn:

– Nhờ đội ngũ nhân viên Sale giới thiệu các bài viết trên website.

– Chạy quảng cáo một nội dung hữu ích trên Social Media để khơi gợi nhu cầu khách hàng.

– Quảng cáo trên Google để tăng lượng truy cập vào website.

Bằng những hình thức Outbound Marketing trên, website của bạn ngày càng được nhiều người biết đến. Và khi lượng truy cập hay thương hiệu được nhiều người quan tâm hơn, là lúc bạn có thể triển khai các hoạt động Inbound Marketing một cách hiệu quả hơn.

Xây dựng website và cả đội ngũ Sale chuyên nghiệp

Xây dựng website giúp doanh nghiệp của bạn luôn có mặt khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Một phần website giúp nuôi dưỡng khách hàng, nhưng cũng góp phần tạo ra các Lead tiềm năng một cách nhanh chóng.

Bởi khi người dùng thật sự có nhu cầu về sản phẩm, họ sẽ dạo quanh website và để lại thông tin liên hệ ngay trên này. Tuy nhiên trong một số trường hợp cấp bách, hệ thống Inbound Marketing không thể tạo ra đơn hàng, không thu thập được Lead thì Telesales luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời.

Xây dựng website và cả đội ngũ Sale chuyên nghiệp
Xây dựng website và cả đội ngũ Sale chuyên nghiệp

Do đó ngoài việc xây dựng và tối ưu website theo các tiêu chuẩn của Google, thì bạn cũng nên nâng cao khả năng chủ động tìm kiếm khách hàng của nhân viên Sale, để ứng phó kịp thời trong những trường hợp không có đơn hàng từ Inbound Marketing.

Kết hợp sale online và sale offline.

Kết hợp quảng cáo và SEO website

Các hình thức quảng cáo như đặt banner ngoài trời, Google Display, Facebook Ads,… khó tiếp cận khách hàng đúng nhu cầu như Inbound Marketing, nhưng lại khá hiệu quả trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Vì vậy, bạn cần kết hợp quảng cáo với SEO website – cách tiếp cận khách hàng tiềm năng chính xác và bền vững nhất, để thu thập các Lead tiềm năng.

Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên tivi, hay các dạng quảng cáo trực tuyến khác giúp khách hàng ghi nhớ và nhận thức về thương hiệu. Tuy nhiên, quyết định mua hàng sẽ khó thực hiện ngay tại thời điểm này, nhưng khách hàng bắt đầu ghi nhớ về sản phẩm của bạn.

Khi nhu cầu xuất hiện, rất khó để khách hàng tìm lại được những mẫu quảng cáo này, họ bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Google. Bây giờ, chính là lúc SEO bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình:

– SEO đưa website của bạn xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên công cụ tìm kiếm Google.

– Nhanh chóng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, kết hợp với việc khách hàng đã từng thấy thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng thu hút họ click vào nội dung hơn.

– Bằng nội dung hấp dẫn, lôi cuốn và có giá trị sẽ giữ chân khách hàng ở lại, thực hiện chuyển đổi trên website.

Việc phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing giúp chiến dịch Marketing của doanh nghiệp trở nên hoàn chỉnh hơn. Vừa giúp xây dựng thương hiệu vững mạnh, vừa mang về nhiều khách hàng tiềm năng và chất lượng.

Kết luận

Inbound Marketing là phương pháp Marketing tiếp cận đúng tâm lý và nhu cầu, mang nhiều ưu điểm phù hợp với xu hướng và hành vi của người dùng. Trong từng giai đoạn của Inbound Marketing sẽ tương ứng với những chiến lược mà TNBiz đã nêu ở trên. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả, bạn không nên loại bỏ Outbound Marketing, thay vào đó hãy phối hợp khéo léo Inbound Marketing với các hình thức Outbound Marketing khác.

Inbound Marketing là xu hướng của tiếp thị trực tuyến

Thông tin liên hệ công ty TNBiz 

  • 🏪 TRỤ SỞ: C17-11, Đ. Số 6, KDC Hoàng Quân, P. Thường Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ
  • 📲 Hotline 24/7 : 0902225587
  • 💻 Website 1: tnbiz.vn
  • 💻  Website 2: tncantho.com
  • 📲 Email: tnbiz.vn@gmail.com
.
.
.
.
.
.