Tâm Nguyên Media
Nguyên
14/07/22
Lượt xem: 499 lượt xem
0
5/5 - (1 bình chọn)

Là một marketer bạn cần có “tư duy”? Vậy tư duy marketing là gì? Để rèn luyện tư duy marketing sao cho hiệu quả cao? Tư duy tốt đồng nghĩa với xây dựng các chiến lược phát triển công ty hiệu quả, những người có tư duy tốt sẽ làm việc vô cùng bài bản, đưa ra các định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp.

tu-duy-marketing-la-gi

Tư duy Marketing là gì?

Tư duy là gì: là khả năng vận dụng ý nghĩ theo 1 đường lối nhất định để xử lý những vấn đề thực tiễn. Tư Duy được hình thành qua việc học lý thuyết, tiếp xúc thực tế, vận động thường ngày của con người.

Tư duy Marketing là gì: là cách Marketer suy nghĩ để đưa ra những quyết định khi xây dựng chiến lược, lên kế hoạch triển khai, kiểm soát chiến dịch…các kế hoạch và hoạt động marketing của doanh nghiệp đảm bảo được tốt nhất.

tu-duy-marketing-la-gi
Định nghĩa tư duy Marketing

Tư duy tốt đồng nghĩa với xây dựng các chiến lược phát triển công ty hiệu quả, những người có tư duy tốt sẽ làm việc vô cùng bài bản, đưa ra các định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp. Hãy thử áp dụng những cách sau đây để cải thiện tư duy làm Marketing cho bản thân nhé.

Tư duy Marketing được bắt nguồn từ đâu?

Như đã nói ở định nghĩa trên, tư duy Marketing bắt đầu từ những trải nghiệm thực tế hàng ngày liên quan đến kinh doanh hay truyền thông. Nếu bạn là sinh viên học ngành này thì sẽ được đào tạo trên ghế nhà trường.

Nếu bạn làm việc trái ngành thì sẽ bồi đắp tư duy Marketing qua sách vở, tài liệu. Những người lao động thì học hỏi qua việc bán hàng mỗi ngày.

Khi nguồn gốc tư duy Marketing có xuất phát điểm khác nhau thì cách hiểu về định nghĩa này cũng sẽ khác nhau. Chúng ta có thể thấy xuất hiện những khái niệm như “tư duy chính thống” “tư duy kinh nghiệm” “tư duy không bài bản”.

Nói cách khác, không có đúng sai với những quan điểm này mà chỉ có sự khác nhau giữa những kiểu tư duy này mà thôi.

tu-duy-marketing-la-gi

3 tử huyệt tư duy Marketing: 

  • Nhận biết được bản thân đang gặp khó khăn, vấn đề gì để giải quyết nó
  • Công ty họ thuê mình về để làm gì? giải quyết công việc cho họ hay đến mua vui, tám chuyện?
  • Khách hàng đang gặp vấn đề, nỗi đau gì với sản phẩm,năng lực của mình có thể giúp gì được cho họ.

Tính nhận ra lý do được thăng chức là vì mình dính đòn cái tư duy thứ nhất, khi bay cao quá không biết mình đang ở đâu:

  • Năng lực yếu nhưng lại thích ra gió, nhiệt tình, nhiều chuyện, đòi làm nhiều việc.
  • Nói thì hay mà làm thì như “mèo mửa” nửa vừa, thiếu trách nhiệm
  • Ngựa non nhưng mà lại háu đá, ảo tượng sức mạnh
  • Ngu còn tỏ ra nguy hiểm, gì cũng biết nhưng chả biết làm cái gì?

Nếu bạn nào làm marketing mà tư duy như Tính ở trên thì nhanh chóng sửa ngay, còn kịp, kẻo được sếp bế đi, thăng chức mới cho.

Vậy nhận biết được tư duy Marketing mình yêu rồi thì làm thế nào để tăng cái năng lực, tư duy marketing mình lên.

3 đặc điểm chính của người có được tư duy Marketing

Từ định nghĩa đã nêu ra, người có tuy duy Marketing là người hội tụ đủ 03 đặc điểm sau:

1. Khách hàng mục tiêu là ai? Họ đang có nhu cầu gì, muốn được giải quyết vấn đề gì?

– Đây là những câu hỏi đầu tiên sẽ nảy sinh trong đầu họ khi gặp một vấn đề Marketing. Lấy ví dụ nếu sếp yêu cầu bạn lên kế hoạch truyền thông cho một sản phẩm về xương khớp.

– Lúc này bạn cần hiểu rõ ai sẽ là người sẽ thường xuyên sử dụng hàng của mình. Chủ yếu sẽ là người cao tuổi, người ít vận động, người mắc bệnh xương khớp.

– Tiếp đó, nắm bắt mong muốn nhận được những lợi ích gì khi mua. Mong muốn được hết cơn đau, mong muốn sản phẩm này an toàn, có giá phải chăng, có khuyến mại.

– Từ đó bạn có thể đưa ra những hoạt động phù hợp như sampling, buổi giới thiệu sản phẩm ở tổ dân phố, chương trình dùng thử sản phẩm.

tu-duy-marketing-la-gi
Bạn cần hiểu được khách hàng

2. Làm sao để thỏa mãn được nhu cầu đó của khách hàng

Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và nhiệm vụ của bạn là thỏa mãn tối đa những nhu cầu đó. Nhu cầu hay kỳ vọng của khách hàng được hình thành dựa trên những cơ sở:

  • Trải nghiệm mua sắm của người trước đó.
  • Thông qua ý kiến đóng góp của người thân, bạn bè.
  • Sự hứa hẹn của doanh nghiệp hay đối thủ của doanh nghiệp đó.

Để thỏa mãn nhu cầu của khách, chúng ta cần hình thành tư duy sẵn sàng làm theo yêu cầu của khách hàng. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm và biến họ thành khách hàng trung thành.

Một ví dụ gần đây nhất là về chuỗi cửa hàng của Haidilao. Mặc dù mới chân ướt chân ráo xuất hiện ở Việt Nam, nhưng những dịch vụ độc đáo của họ khiến khách nào cũng hài lòng.

Ví dụ, nếu bạn đi ăn một mình, họ sẽ mang tới một chú gấu bông để ngồi ăn cùng bạn. Hay luôn sẵn sàng thun buộc tóc cho các bạn nữ.

3. Làm sao để có được lợi nhuận thông qua việc thỏa mãn khách hàng

– Khi khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn, họ sẵn lòng chi tiền cho dịch vụ của bạn. Sự thỏa mãn tức thì chính là khái niệm mà đa số khách hàng thời nay muốn nhận được.

– Ví dụ, hiện nay Tiki có dịch vụ Tikinow giao nhanh 2h, khi bạn đang cần gấp, bạn sẵn lòng bỏ thêm chút phí để nhận được hàng ngay. Sau vài lần trải nghiệm và thích thú dịch vụ này, bạn sẽ không ngại mà mua một gói Tikinow cho cả năm.

– Đẩy nhanh trải nghiệm mua sắm cũng thể hiện bạn có thể hỗ trợ khách hàng đến đâu.

tu-duy-marketing-la-gi
Thu lợi nhuận qua việc thỏa mãn khách hàng

5 cách rèn luyện tư duy Marketing nhạy bén

CÁCH 1:  Rèn luyện tư duy marketing qua những dự án thực tế, qua từng chiến dịch marketing

Hãy làm hết mình, hết sức cho dù có thất bại, hãy nhớ sau mỗi lần thất bại bạn sẽ học được rất nhiều. Sau đó hãy đứng lên thật rực rỡ.

CÁCH 2: Theo dõi các influence – người ảnh hưởng thuộc khối ngành marketing.

Theo dõi bằng cách qua FB, Fanpage, Blog, Email… Và hãy cố gắng tương tác với họ.

Vậy tại sao phải theo dõi, phải tương tác với họ? Vì một trong những nguyên tắc của rèn luyện tư duy chính là “tiếp xúc” với những người có tư duy đó mạnh hơn bạn, hãy lắng nghe họ nói và tương tác với họ. Những người ảnh hưởng thuộc khối ngành marketing thì tất nhiên sẽ có tư duy marketing mạnh hơn bạn rồi phải không?

tu-duy-marketing-la-gi
Theo dõi các influence để rèn luyện tư duy marketing

Những người trong chuyên ngành “marketing” họ bị nghề nghiệp ăn vào máu rồi nên nói gì cũng marketing. Tương tác có thể khó có cơ hội, nhất là chuyện được gặp họ trực tiếp. Tuy nhiên bây giờ là thời đại số, chúng ta có thể hoàn toàn tương tác với họ thông qua mạng xã hội, comment blog…Công nghệ hiện đại đã giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện tư duy marketing. Nếu bạn chỉ theo dõi mà không tương tác thì hoạt động của não – nơi điều khiển tư duy của bạn sẽ chỉ hoạt động 1 chiều và khi đó bạn sẽ đi chậm hơn gấp đôi thời gian rèn luyện rồi.

Phương thức này không áp dụng cho việc rèn luyện tư duy marketing mà còn áp dụng cả việc tư duy khác nữa nhé.

Chú ý, ở đây là theo dõi và tương tác chứ không phải thần tượng nhé! Hiểu đúng thì sẽ làm được, hiểu sai thì mãi mãi không rèn được.

CÁCH 3: Hãy đọc truyện hoặc xem phim về khách hàng mục tiêu thật nhiều!

tu-duy-marketing-la-gi
Đọc sách để hiểu biết thêm về tâm lý

Khi là một marketer, bạn cần hiểu được insight của khách hàng, hay nói cách khác chính là bạn phải hóa thân vào cuộc sống của người tiêu dùng, đồng cảm với những mảnh đời khác nhau. Hãy đọc truyện, xem phim có chân dung khách hàng mục tiêu thật nhiều để làm tốt trong việc này nhé. Đọc sách văn học và các truyện ngắn về xã hội, sẽ giúp Marketer thấu hiểu con người ở nhiều góc độ khác nhau trong cuộc sống. Những chiến dịch Marketing thành công đôi khi đến từ một “Insight” rất đời thường mà những phân tích máy móc chẳng bao giờ có thể chỉ ra được.

CÁCH 4: Hãy du lịch và trải nghiệm cuộc sống

tu-duy-marketing-la-gi
Rèn luyện tư duy marketing bằng cách du lịch

Marketing chính là cuộc sống. Vì thế, hãy mở rộng thế giới quan và gia tăng vốn sống của bạn.Hãy dành thời gian đi du lịch để cảm nhận cuộc sống ở nhiều vùng miền. Nói chuyện với nhiều người ở ngành nghề khác nhau để hiểu thêm nhiều lĩnh vực. Làm một công việc Marketing để hiểu được thực tế. Khi bạn cảm nhận được Marketing hiện hữu ở mọi việc trong cuộc sống, thì xin chúc mừng – bạn đã bắt đầu có được cảm quan của một Marketer thực thụ.

CÁCH 5: Xem quảng cáo – đọc case study

tu-duy-marketing-la-gi
Xem quảng cáo là cách rèn luyện tue duy Marketing

Quảng cáo và case study là không chỉ là nguồn ý tưởng, cảm hứng vô tận của Marketer, mà còn là cách rèn luyện tư duy hiệu quả. Cập nhật case study thực tế từ những trang thông tin uy tín, tự mình đánh giá các chiến dịch Marketing dựa trên hiểu biết bản thân. Chỉ sau thời gian ngắn, bạn sẽ thấy tư duy của mình thay đổi rõ rệt.

Đặc biệt, nếu có một Cộng đồng đam mê Marketing, hoặc các chuyên gia trong ngành – để cùng trao đổi và tranh luận với bạn, thì không còn gì tuyệt vời hơn thế và tư duy marketing của bạn sẽ ngày càng phát triển..

Việc hình thành tư duy Marketing của mỗi người là khác nhau

– Tư duy không sẵn có khi chúng ta sinh ra mà có được qua thực tế hàng ngày. Vậy nên quá trình này với mỗi người cũng sẽ khác nhau.

– Muốn thành công, không thể tư duy mơ hồ mà cần đúc kết nó lại. Hãy đọc, nghe và đút rút lại bằng cách ghi chép. Cuối cùng thường xuyên đọc lại và vận dụng nó.

– Tư duy Marketing giữa mỗi người là không đồng nhất. Nhưng không có nghĩa là sẽ có lối tư duy Marketing nào tuyệt đối đúng. Những người được học hành bài bản không có nghĩa sẽ giỏi hơn so với người có nhiều năm thực hành và ngược lại.

Vì thế, nếu như chúng ta có những quan điểm trái ngược nhau khi làm việc, hãy cố gắng tìm ra điểm chung và dung hòa những khác biệt.

tu-duy-marketing-la-gi
Tư duy của mỗi người luôn có sự khác biệt

Điểm khác nhau giữa tư duy Marketing, và tư duy quản trị Marketing

Tư duy Marketing đứng từ góc độ người quản lý và người làm Marketing chắc chắn sẽ khác nhau. Người quản trị sẽ có cái nhìn bao quát hơn từ việc hoạch định, lãnh đạo và vận hành.

Người làm công tác quản trị cũng cần có kiến thức về phân phối, truyền thông, giá cả sản phẩm, tư duy về thương hiệu. Điều này không chỉ cần có quá trình tích lũy từ ghế nhà trường mà còn là quá trình thực chiến lâu dài.

Thông thường, những bạn sinh viên hoặc mới đi làm sẽ khá yếu phần phân phối giá và nghiên cứu phát triển nhưng mảng truyền thông cho thương hiệu sẽ khá ổn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của kinh nghiệm đối với tư duy quản trị Marketing.

Hy vọng bài viết mình chia sẻ hôm nay sẽ hỗ trợ cho bạn nhiều trong công việc marketing!

Thông tin liên hệ công ty TNBiz 

  • 🏪 TRỤ SỞ: C17-11, Đ. Số 6, KDC Hoàng Quân, P. Thường Thạnh, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ
  • 📲 Hotline 24/7 : 0902225587
  • 💻 Website 1: tnbiz.vn
  • 💻  Website 2: tncantho.com
  • 📲 Email: tnbiz.vn@gmail.com
.
.
.
.
.
.